Kênh Khám Phá

Kenh Kien Thuc

Kênh Khám Phá read less
教育教育

エピソード

Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi
20-04-2023
Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi
Ở sâu trong rừng nhiệt đới Congo, châu Phi, người ta nói rằng một quần thể vượn có kích thước cơ thể khổng lồ và tập tính vô cùng man rợ đang thống trị ở đó. Được biết đến với cái tên vượn Bondo hoặc vượn Bili, rất nhiều người dân địa phương đã báo cáo rằng họ nhìn thấy tận mắt sinh vật bí ẩn này. Chúng thường đi bằng hai chân, có kích thước bằng một người đàn ông trưởng thành và làm tổ trên mặt đất giống như khỉ đột. Họ cho rằng chúng là một loài vật rất hung dữ, nổi tiếng là có thể giết được sư tử. Một số người cho rằng chúng là một loài vượn lớn hoàn toàn mới, trong khi những người khác cho rằng chúng là con lai giữa khỉ đột và tinh tinh. Các báo cáo gây sốc về vượn Bondo đã được lưu hành trong nhiều thập kỷ. Mặc dù rõ ràng là có điều gì đó thú vị đang xảy ra với loài vượn lớn ở rừng nhiệt đới Congo nhưng có vẻ như nhiều báo cáo trong số đó đã phóng đại sự thật và thêm vào đó nhiều tình tiết giật gân. Giống như nhiều câu chuyện thuộc loại này, câu chuyện về vượn Bili có thể là sự pha trộn giữa thực tế và hư cấu.
Đáp xuống Mặt trăng vào năm 2025 phi hành gia sẽ mặc đồ gì
01-04-2023
Đáp xuống Mặt trăng vào năm 2025 phi hành gia sẽ mặc đồ gì
Khi các phi hành gia quay trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm trong sứ mệnh Artemis III của NASA, họ sẽ mặc bộ đồ vũ trụ thế hệ tiếp theo của Axiom Space để đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng. Bộ đồ phi hành gia Artemis III, AxEMU, được trưng bày bằng chất liệu màu xám đậm, nhưng phiên bản cuối cùng có thể sẽ có màu trắng toàn bộ khi được các phi hành gia NASA mặc trên bề mặt Mặt Trăng, giúp cho các phi hành gia an toàn và mát mẻ khi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường không gian. "Chúng tôi đang tiếp nối di sản của NASA bằng cách thiết kế một bộ đồ vũ trụ tiên tiến cho phép các phi hành gia hoạt động an toàn và hiệu quả trên Mặt Trăng", Michael T. Suffredini, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Axiom Space cho biết. "Bộ đồ phi hành gia Artemis III của Axiom Space sẽ sẵn sàng đáp ứng những thách thức phức tạp ở cực nam của Mặt Trăng và giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về Mặt Trăng để có thể hiện diện lâu dài ở đó". Bộ đồ vũ trụ Axiom Extravehicular Mobility Unit (AxEMU) mới đã được tiết lộ hôm nay tại Lễ hội Sao Hỏa Mặt Trăng 2 của Trung tâm Vũ trụ Houston là một mẫu thử nghiệm. Trong thời gian tới, một bộ được trang bị đầy đủ các thiết bị vũ trụ phục vụ cho huấn luyện sẽ được chuyển đến NASA vào cuối mùa hè này. Bộ đồ phi hành gia AxEMU sẽ cung cấp cho các phi hành gia những khả năng tiên tiến để khám phá không gian đồng thời cung cấp cho NASA các hệ thống cần thiết để tiếp cận, sống và làm việc trên và xung quanh Mặt Trăng. Bộ đồ phi hành gia tiên tiến này sẽ đảm bảo cho các phi hành gia được trang bị thiết bị mạnh mẽ, hiệu suất cao và được thiết kế để phù hợp với nhiều thành viên phi hành đoàn.
Tại sao có nhà khoa học nghi ngờ 'dấu hàn' được tìm thấy trên bề mặt Iapetetus là một con tàu vũ trụ bị bỏ rơi?
30-03-2023
Tại sao có nhà khoa học nghi ngờ 'dấu hàn' được tìm thấy trên bề mặt Iapetetus là một con tàu vũ trụ bị bỏ rơi?
Có tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, được sắp xếp theo thứ tự khoảng cách giảm từ Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Nếu sắp xếp theo kích thước, thì Sao Thổ đứng thứ hai, chỉ sau Sao Mộc. Cái tên Sao Thổ ra đời như thế nào? Tương truyền rằng người xưa quan sát thấy màu sắc của hành tinh này bằng mắt thường là màu vàng đất, kết hợp với thuyết Âm Dương Ngũ Hành, họ đặt tên cho nó là "Sao Thổ". Là một hành tinh lớn hơn nhiều so với Trái Đất, Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ bao gồm chủ yếu là hydro, heli và các nguyên tố khác. Lõi của Sao Thổ được làm bằng đá và băng, được bao quanh bởi nhiều lớp hydro và khí kim loại. Hơn 400 năm trước, nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei đã phát minh ra kính viễn vọng thiên văn và hướng nó vào các vì sao trên bầu trời, mở ra một kỷ nguyên quan sát và khám phá vũ trụ mới của loài người. Khi Galileo hướng kính viễn vọng thiên văn về phía Sao Thổ, ông phát hiện ra rằng có thứ gì đó giống như tai người ở cả hai mặt của hành tinh này, ông đã rất tò mò về điều đó. Nhiều thập kỷ sau, nhà thiên văn học người Hà Lan Huygens sau một thời gian dài quan sát và theo dõi, cuối cùng đã xác định được rằng thứ giống như tai người này thực chất là một vòng phẳng (vành đai) xung quanh Sao Thổ. Vành đai này là hệ thống vành đai hành tinh rất nổi tiếng của Sao Thổ, chủ yếu bao gồm băng, đá và bụi. Trong số tám hành tinh của Hệ Mặt Trời, Sao Thủy và Sao Kim không có vệ tinh và chúng rất nhỏ; Trái Đất có một vệ tinh là Mặt Trăng; Sao Hỏa có hai vệ tinh; Sao Hải Vương có 14 vệ tinh đã được xác nhận; Sao Thiên Vương có 29 vệ tinh đã được xác nhận; Sao Mộc có 79 vệ tinh đã được xác nhận; trong khi đó Sao Thổ có 82 vệ tinh đã được xác nhận, khiến nó trở thành hành tinh có số lượng vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Ngoài ra, có hàng chục đến hàng trăm mặt trăng nhỏ có đường kính 40-500 mét trong vành đai của Sao Thổ, nhưng những mặt trăng nhỏ này không được coi là mặt trăng thực sự. Dù khoa học và công nghệ của con người ngày nay đã rất phát triển, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể khám phá được hết những bí mật của các vệ tinh của Sao Thổ, chẳng hạn như Titan. Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là mặt trăng lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời (sau Ganymede). Không chỉ vậy, Titan là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời có bầu khí quyển đáng kể. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là Titan được rất nhiều nhà khoa học nghi ngờ là có sự sống, và họ từ lâu đã suy đoán rằng khí metan trong khí quyển có thể là cơ sở cho sự tồn tại của sự sống. Tuy nhiên vệ tinh bí ẩn nhất của Sao Thổ lại là Iapetus. Đây là vệ tinh lớn thứ ba của Sao Thổ và là vật thể không cân bằng thủy tĩnh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Năm 1671, nhà thiên văn học người Pháp Cassini lần đầu tiên quan sát Iapetus, ông phát hiện ra rằng mỗi khi mặt trăng này di chuyển về phía đông của Sao Thổ, nó sẽ đột ngột biến mất. Hơn 30 năm sau, Cassini đã sử dụng kính viễn vọng thiên văn tiên tiến hơn để quan sát thấy rằng bất cứ khi nào Iapetus di chuyển đến một khu vực cụ thể, độ sáng của nó sẽ giảm đi rất nhiều. Từ đó Cassini đoán rằng Iapetus nên được chia thành hai mặt sáng và tối. Bởi vậy nhiều nhà thiên văn học còn gọi nó với một cái tên khác là "khuôn mặt âm dương" bởi sự khác biệt rất lớn về màu sắc giữa hai bán cầu của nó. Năm 1997, NASA đã gửi một tàu thăm dò hành tinh vào không gian gọi là tàu thăm dò Sao Thổ Cassini-Huygens. Tàu thăm dò Sao Thổ Cassini-Huygens là tàu thăm dò hành tinh lớn nhất và phức tạp nhất được nhân loại phóng cho đến nay, nó thực sự bao gồm hai tàu thăm dò nhỏ hơn, một là tàu thăm dò Cassini, nhiệm vụ chính là khám phá Sao Thổ, tàu còn lại là tàu thăm dò Huygens, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến thăm thực địa tới vệ tinh Titan. Năm 2004, tàu thăm dò Cassini đến gần Sao Thổ và bay thành công qua Iapetus, chụp được hình ảnh rõ ràng của Iapetus. Sau khi hình ảnh được gửi trở lại Trái Đất, tất cả các nhân viên đều cảm thấy bị sốc! Ở khu vực xích đạo của Iapetus, thực sự có một "dấu hàn" dài tới 1.300 km. Dấu hàn này cao hơn khu vực xung quanh một cách rõ ràng - độ cao của đường nâng lên tới 13 km. Xét từ điều kiện địa chất gần dấu hàn này, các nhà thiên văn học cho rằng nó đã tồn tại từ rất lâu. Việc phát hiện ra các dấu hàn đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng thiên văn học và các nhà thiên văn học từ nhiều quốc gia đã đưa ra dự đoán của riêng họ. Một số nhà thiên văn học tin rằng Iapetus có lẽ là một con tàu vũ trụ bị bỏ rơi. Trước khi nền văn minh nhân loại xuất hiện, người ngoài hành tinh đã đến Hệ Mặt Trời và họ rời đi sau khi kiểm tra cẩn thận toàn bộ Hệ Mặt Trời. Nhưng bằng cách nào đó, họ đã bỏ lại một con tàu vũ trụ trên quỹ đạo quanh Sao Thổ. Kể từ đó, tàu vũ trụ đã quay quanh Sao Thổ với tư cách là một trong những mặt trăng của nó. Tuy nhiên, phỏng đoán này đã không được cộng đồng học thuật công nhận rộng rãi, bởi vì cho tới hiện tại, chúng tra vẫn chưa thể xác nhận cấu trúc thực sự của nó chỉ bằng một "dấu hàn" có vẻ ngoài tương tự. Cũng có quan điểm cho rằng đây thực chất là chỗ phình ra tự nhiên do lực ly tâm trong quá trình quay của Sao Thổ gây ra. Khi bắt đầu hình thành Iapetus, nó ở trạng thái nóng chảy, gần với trạng thái chất lỏng đặc, và lực ly tâm do chuyển động quay của nó tạo ra sẽ khiến vị trí xích đạo của nó phình ra. Sau đó, khi Iapetus dần nguội đi, chỗ phình ra này đông đặc lại và tồn tại cho đến ngày nay.